cap-nhat-co-phieu-GMD

Tăng trưởng lợi nhuận giảm tốc từ quý 4 năm 2022

Luận điểm đầu tư

GMD duy trì kết quả kinh doanh khả quan trong quý 3 năm 2022, với LNTT tăng trưởng 80% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, rủi ro sẽ tăng lên kể từ quý 4 năm 2022 do nhu cầu vận tải suy giảm khi nhu cầu tiêu thụ yếu và hàng tồn kho ở mức cao.Trong 3-6 tháng tới, chúng tôi lo ngại rằng sẽ có ít yếu tố hỗ trợ cổ phiếu do tăng trưởng lợi nhuận có thể chậm lại đáng kể trong quý 4 năm 2022 và năm 2023, do khả năng tăng sản lượng ở các dự án
mới sẽ bị ảnh hường trong năm 2023 trong khi gánh nặng chi phí khấu hao tăng lên. Chúng tôi dự báo LNTT trong năm 2022 và 2023 lần lượt là 1,3 nghìn tỷ đồng (tăng 61%) và 1,33 nghìn tỷ đồng (tăng 3%). Tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại từ năm 2024 khi nhu cầu cải thiện.
Chúng tôi kết hợp mô hình định giá DCF và định giá theo hệ số P/E (với P/E mục tiêu là 12 lần) để phản ánh mức định giá thị trường gần đây, qua đó chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 45.200 đồng/cổ phiếu (từ mức 55.600 đồng/cổ phiếu) và khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu GMD.

tom-tat-chi-tieu-tai-chinh-GMD

Cap-nhat-co-phieu-GMD
Cập nhật cổ phiếu GMD

Trong quý 3/2022, GMD tiếp tục duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận cao, với doanh thu thuần đạt 992 tỷ đồng (tăng 36,1% so với cùng kỳ) và LNTT đạt 336 tỷ đồng (tăng 80,4% so với cùng kỳ). Lũy kế, trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần và LNTT của GMD lần lượt đạt 2.850 tỷ đồng (tăng 31,5% so với cùng kỳ) và 1.057 tỷ đồng (tăng 83,9% so với cùng kỳ), hoàn thành 74% và 88% kế hoạch năm của công ty. Như vậy, GMD vẫn đang đi đúng quỹ đạo để đạt được các mục tiêu cả năm.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng sản lượng hàng hóa container thông qua mạng lưới cảng của Gemadept (bao gồm cảng Gemalink) đạt 2,4 triệu TEU, tăng 26% so với cùng kỳ. Gemalink tiếp tục là động lực tăng trưởng chính với sản lượng 900k TEU (tăng 70% so với cùng kỳ), giúp sản lượng các cảng phía Nam tăng 36%, trong khi cụm cảng Hải Phòng duy trì tăng trưởng ổn định ở mức 10% so với cùng kỳ. Với tổng sản lượng hàng hóa container thông qua các cảng Việt Nam chỉ tăng 2,9% trong 9 tháng đầu năm 2022, GMD đã cho thấy kết quả vượt trội đáng kể so với các công ty cùng ngành.

Tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện lên 40,6% trong quý 3 năm 2022 từ mức 36,2% trong quý 3 năm 2021, tuy nhiên, con số này thấp hơn so với mức 44,6% trong quý 2 năm 2022 do yếu tố mùa vụ. Hiệu quả chi phí cũng được cải thiện khi tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý giảm từ 18,1% trong quý 3 năm 2021 xuống còn 12,2% trong quý 3 năm 2022. Ngược lại, chi phí tài chính tăng 38 tỷ đồng so với cùng kỳ do ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá tăng lên.
Thu nhập từ công ty liên kết tăng 61% so với cùng kỳ lên 109 tỷ đồng trong quý 3/2022, chủ yếu nhờ tăng trưởng lợi nhuận của Gemalink (tăng 4,4 lần) và SCSC (tăng 22,6%).

cap-nhat-co-phieu-GMD

Cập nhật thị trường vận tải container

Trong 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại của Việt Nam tăng 14,1% so với cùng kỳ (xuất khẩu tăng 16%, nhập khẩu tăng 12,2%). Mức tăng trưởng mạnh này một phần nhờ giá bán tăng, trong khi sản lượng vận tải container tăng 6,9% so với cùng kỳ. Cần lưu ý rằng mặc dù tốc độ tăng trưởng năm nay được hỗ trợ bởi mức nền so sánh thấp của năm ngoái, nhưng sản lượng container đang cho thấy sự suy yếu với con số sản lượng (TEU) giảm dần kể từ tháng 5 (vui lòng xem biểu đồ bên dưới). Chúng tôi nhận thấy sản lượng vận tải trong tháng 10 có cải thiện so với tháng 9, tuy nhiên, vẫn thấp hơn 9% so với mức trung bình trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 8. Mùa cao điểm hàng năm của ngành vận tải biển đã qua mà không có sự khởi sắc về sản lượng.

Trên thị trường quốc tế, nhu cầu vận chuyển tiếp tục giảm khi các nhà bán lẻ lo ngại sức tiêu thụ yếu hơn trong bối cảnh hàng tồn kho vẫn cao. Điều này đã dẫn đến sản lượng suy giảm ở hầu hết các tuyến vận tải kể từ tháng 5 và giá cước vận tải giảm (73% so với mức đỉnh). Tình trạng tắc nghẽn đã dần được cải thiện trên khắp các cảng ở Châu Á, Bắc Mỹ và Châu Âu, tuy nhiên, các kho hàng vẫn đầy và lượng tồn kho vẫn ở mức cao. Trong ngắn hạn, nhu cầu vận chuyển chưa có dấu hiệu cải thiện do mùa cao điểm đã đi qua trong khi nhu cầu từ Mỹ và châu Âu vẫn yếu, và Trung Quốc vẫn kiên định với chính sách “Zero- Covid”

cap-nhat-co-phieu-GMD

Triển vọng

Gemalink khó có thể hoàn thành mục tiêu sản lượng năm nay. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng sản lượng hàng hóa bốc dỡ tại cảng Gemalink đạt 900 nghìn TEU (đạt 80% công suất), đóng góp khoảng 104 tỷ đồng lợi nhuận cho GMD. Mặc dù có thêm các tuyến vận tải mới từ COSCO – OOCL kể từ tháng 7, sản lượng hàng hóa trong quý 3 vẫn ổn định do sản lượng vận tải trên mỗi tàu thấp hơn. Một điểm đáng chú ý là GMD đã đàm phán được với một số hãng tàu để tăng giá dịch vụ một số tuyến tàu ở Gemalink lên trên giá sàn. Thách thức có thể gia tăng về cuối năm do lĩnh vực xuất khẩu gặp khó khăn. Vì vậy, chúng tôi dự báo Gemalink có thể đạt sản lượng 1,2 triệu TEU trong năm nay, thấp hơn mục tiêu ban đầu là 1,4 triệu TEU. Trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng Gemalink có thể đạt sản lượng 1,4 triệu TEU (tăng 17% so với cùng kỳ), với giả định nhu cầu vận chuyển sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2023.

Cảng Nam Đình Vũ Giai đoạn 2 sẽ đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2023. Dự án Nam Đình Vũ Giai đoạn 2 sẽ bổ sung thêm 500 nghìn TEU (tăng 40%) vào tổng công suất các cảng của GMD tại Hải Phòng. Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại rằng các cảng trong cụm Hải Phòng sẽ đối mặt với nhu cầu yếu đi vào năm 2023, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực này (VIMC – Đình Vũ bắt đầu hoạt động từ quý 3 năm 2022, HICT có dự án mở rộng dự kiến triển khai vào cuối năm 2023). Do đó, chúng tôi lo ngại rằng dự án Nam Đình Vũ Giai đoạn 2 có thể không đạt được mức hòa vốn vào năm 2023. Chúng tôi giả định tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng của GMD tại Hải Phòng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 7% trong năm 2023. Đề xuất tăng phí cảng biển khó có thể được phê duyệt sớm do điều kiện kinh tế không thuận lợi.

Việc thoái vốn các dự án trồng cao su khó có thể hoàn thành trong năm 2022. GMD đang tìm cách thoái vốn các dự án trồng cao su, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có động thái gì mới. Nếu việc này không hoàn thành trong năm 2022, GMD có thể phải trích lập dự phòng cho các dự án này trong quý 4 năm 2022.

Tác động của việc tăng lãi suất và tỷ giá hối đoái. Vào quý 3 năm 2022, GMD có nợ ròng là 1,2 nghìn tỷ đồng. Giả sử lãi suất tăng 3 điểm phần trăm trong năm 2023, chi phí lãi vay sẽ tăng thêm 35 tỷ đồng, tương đương 3% LNTT năm 2022. Mặt khác, nợ bằng USD chiếm 19% tổng nợ của Gemalink, trong khi các dự án khác mà GMD vay nợ chủ yếu bằng VND. Rủi ro tỷ giá nhìn chung được phòng ngừa do doanh thu của GMD chủ yếu bằng USD.

Tuy nhiên, lãi suất cho khoản nợ bằng USD được tính dựa trên lãi suất LIBOR, do đó việc lãi suất LIBOR tăng 1% có thể khiến Gemalink lỗ 8 tỷ đồng, tương đương 0,4% LNTT năm 2022. Chúng tôi cho rằng rủi ro tỷ giá là không đáng kể đối với GMD.

Với những thay đổi giả định như trên, chúng tôi điều chỉnh dự báo LNTT năm 2022 và 2023 lần lượt thành 1,3 nghìn tỷ đồng (tăng 61% so với cùng kỳ) và 1,33 nghìn tỷ đồng (tăng 3% so với cùng kỳ). Do đó, chúng tôi kỳ vọng LNTT trong quý 4/2022 sẽ ở mức tương đương năm ngoái nhưng thấp hơn kết quả quý 3/2022.

Rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị của chúng tôi: (i) việc giãn cách xã hội do Covid-19 kéo dài ở Trung Quốc ảnh hưởng đến khối lượng vận tải; (ii) nhu cầu toàn cầu yếu hơn dự kiến; và (iii) cạnh tranh cao hơn ở khu vực cảng phía Bắc Việt Nam.

Nguồn SSI RS

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *