phan-tich-co-ban-la-gi

Phân tích cơ bản là gì? Phân tích cơ bản được định nghĩa là các hoạt động phân tích thị trường, hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư trong thị trường chứng khoán. Như đã nhắc đến ở trên, tuy có rất nhiều cơ sở và cách tiếp cận để phân tích chứng khoán nhưng hai phương pháp được sử dụng chủ yếu trên toàn thế giới là Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật.

Phân tích cơ bản là gì? (Fundamental analysis)

Phân tích cơ bản là phương pháp nhằm xác định giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường bằng cách kiểm tra các tác nhân cơ bản có tác động hoặc làm thay đổi đến giá cổ phiếu. Cụ thể, nhà phân tích cơ bản tập trung xem xét các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các phân tích vĩ mô như phân tích ngành mà công ty đang hoạt động.

Phân tích trạng thái nền kinh tế hay phân tích vi mô như mô hình hoạt động và hiệu quả quản lý của công ty để ra quyết định đầu tư. Từ đó, hoạt động phân tích cơ bản hỗ trợ NĐT đánh giá giá trị hiện tại của mã chứng khoán và kỳ vọng giá trong tương lai của cổ phiếu đó.

Phương pháp này liên quan đến việc nghiên cứu mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị của chứng khoán – từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như tình trạng nền kinh tế, điều kiện ngành và tình hình chính trị cho đến các yếu tố kinh tế vi mô như thông tin cụ thể của công ty và mức độ hiệu quả trong hoạt động quản lý của công ty.

Các chuyên gia phân tích cơ bản sử dụng các tài nguyên như báo cáo tài chính, xu hướng ngành, báo cáo kinh tế và các thông tin công bố trên thị trường để tính toán giá trị nội tại hay giá trị “thực” của chứng khoán mà không tính đến giá trị thị trường hoặc cảm tính.

Nói ngắn gọn, giá trị nội tại, còn được gọi là giá trị sổ sách, là tổng giá trị tất cả tài sản của công ty trừ đi các khoản nợ phải trả, trong khi giá trị thị trường là giá cổ phiếu của công ty ở thời điểm hiện tại.

Nhờ phương pháp phân tích cơ bản, các nhà giao dịch và chuyên gia phân tích rút ra được mức định giá hợp lý của một công ty để xác định xem cổ phiếu của họ đang được định giá cao hay thấp và sử dụng dữ liệu này để xác định xem họ nên đầu tư vào cổ phiếu ngay bây giờ hay chờ đợi một mức định giá tốt hơn trong tương lai.

So sánh phương pháp phân tích cơ bản với phương pháp phân tích kỹ thuật

Trái ngược với phương pháp phân tích cơ bản là xem xét các yếu tố như các sự kiện kinh tế và thông tin của công ty thì phương pháp phân tích kỹ thuật lại tập trung vào biến động giá của chứng khoán trên thị trường.

Phương pháp phân tích kỹ thuật không xem xét báo cáo tài chính của công ty dựa trên giả thuyết là giá cổ phiếu của công ty đã xem xét đến tất cả các thông tin có liên quan.

Thay vào đó, các chuyên gia phân tích kỹ thuật sử dụng biểu đồ và các công cụ giao dịch khác để tìm kiếm xu hướng và mô hình giá trong quá khứ của chứng khoán. Những yếu tố này được coi là yếu tố quyết định chính đến việc có nên đầu tư hay không.

Một yếu tố khác khiến phương pháp phân tích cơ bản khác với phân tích kỹ thuật là thời gian thực hiện các mục tiêu mà nhà giao dịch muốn đạt được.

phan-tich-co-ban-la-gi?
Phân tích cơ bản là gì?

Nói chung, phương pháp phân tích cơ bản áp dụng cách tiếp cận dài hạn để giao dịch trong khi phương pháp phân tích kỹ thuật thì hoàn toàn ngược lại – phương pháp này xem xét các biến động giá trong thời gian ngắn hạn nên thường được các nhà giao dịch đầu cơ và nhà giao dịch trong ngày sử dụng.

Mặc dù phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật tồn tại độc lập và phục vụ cho các loại nhà giao dịch khác nhau nhưng chúng lại tạo nên một cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về thị trường, do đó sẽ chẳng mất gì nếu bạn nắm rõ cả hai phương pháp phân tích này.

Phân tích cơ bản về cổ phiếu

Cổ phiếu của công ty, còn được gọi là cổ phiếu hoặc vốn chủ sở hữu, đại diện cho quyền sở hữu đối với tài sản và thu nhập của một công ty. Cổ phiếu được phát hành chủ yếu để huy động vốn khi các công ty cần tiền để chi tiêu và mở rộng kinh doanh.

Sau khi một công ty được niêm yết công khai, cổ phiếu của họ có thể được giao dịch trên thị trường vốn cổ phần, hay còn gọi là thị trường chứng khoán, có thể ở các địa điểm thực tế như Sàn giao dịch chứng khoán New York hoặc thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) như NASDAQ.

Phương pháp phân tích cơ bản sử dụng dữ liệu công khai mà các công ty này thường công bố như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xây dựng đánh giá chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty và tính toán giá trị nội tại của họ.

Nếu giá trị của cổ phiếu cao hơn đáng kể so với giá thị trường hiện tại của cổ phiếu thì trường hợp này thường được xem là cơ hội đầu tư tốt và các chuyên gia phân tích có thể mua hoặc tăng tỷ trọng giá trị cổ phiếu.

Mặt khác, một cổ phiếu được xem là định giá quá cao nếu giá trị nội tại được tính toán của một công ty thấp hơn giá thị trường hiện tại. Trong trường hợp này, khuyến nghị giảm tỷ trọng mà các chuyên gia phân tích đưa ra sẽ đóng vai trò thông tin hướng dẫn cho các nhà đầu tư quan tâm.

Phân tích cơ bản xoay quanh giả thuyết rằng đằng sau mỗi xu hướng là một động lực cơ bản thúc đẩy và tiếp thêm năng lượng cho sự chuyển động của thị trường.

Sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để chọn cổ phiếu
Bạn có thể xem xét một số chỉ số tài chính khi sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để theo dõi hoạt động của công ty nhằm đưa ra các đánh giá so sánh với các công ty khác và xem liệu công ty này đang hoạt động tốt hơn hay kém hơn so với mức trung bình của ngành.

Các chỉ số tài chính được tính bằng cách sử dụng số liệu lấy từ các báo cáo và báo cáo tài chính của công ty để thu được thông tin hữu ích về công ty đó.

Dưới đây là danh sách ba chỉ số tài chính mà bạn nên xem xét trước khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu:

  • Chỉ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (Chỉ số P/E) – cách giúp bạn tính toán số tiền cần đầu tư để nhận được một USD từ lợi nhuận của công ty đó
  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Chỉ số ROE) – đo lường mức độ lợi nhuận của một công ty trong mối quan hệ với vốn chủ sở hữu bằng cách cho biết mức độ công ty tạo ra lợi nhuận so với số tiền được sử dụng làm vốn
  • Biên lợi nhuận – được sử dụng để xác định mức độ lợi nhuận được tạo ra từ doanh thu bán hàng và cho biết mức độ tạo tài sản của một công ty cũng như mức sinh lợi

Nhìn chung, việc tìm hiểu về phương pháp phân tích cơ bản là rất quan trọng nếu bạn đang xem xét các khoản đầu tư dài hạn và muốn nhận được lợi ích tối đa từ các giao dịch của mình.

Điểm điểm yếu của phân tích cơ bản:

1. Mất nhiều thời gian
Phân tích cơ bản có thể giúp bạn nhìn kĩ về một doanh nghiệp nhưng phân tích cơ bản mất quá nhiều thời gian mới có thể nhìn hết được giá trị của doanh nghiệp.

2. Không đưa ra được giá mua tốt nhất ở một thời điểm nhất định
Phân tích cơ bản không nhìn thấy rõ được đường đi của giá cả trong thời gian ngắn hạn, nên không thể đoán được giá tốt để mua hoặc bán. Điều này phân tích kỹ thuật có thể làm tốt hơn nhiều.

3. Phân tích cơ bản đòi hỏi nhà đầu tư phải đầu tư lâu dài, không thể đầu tư ngắn hạn bằng phương pháp phân tích cơ bản.

4. Phân tích cơ bản thường dự đoán một giá trị thật nào đó của công ty để từ đó biết thị giá hiện nay của công ty là đắt hay rẻ mà mua bán. Mà giá trị thật cũng không thật sự là một giá nhất định. Mỗi nhà đầu tư cơ bản lại có cái nhìn về giá trị thật của doanh nghiệp cũng thật khác nhau.

Để khắc phục được những yếu điểm trên bạn có thể tìm hiểu thêm về Phân tích kỹ thuật:

Phần 2: Phân tích kỹ thuật là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *