TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) được thành lập từ năm 2001 trên cơ sở Xí nghiệp Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí biển (PTSC Offshore). Năm 2009, sáp nhập Công ty Cổ phần Đầu tư Khoan Dầu khí Việt Nam (PVD Invest) vào Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí với vốn điều lệ tăng lên 2,105 tỷ đồng. PV Drilling hoạt động trong lĩnh vực Sở hữu và điều hành giàn khoan biển & đất liền.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

PV Drilling hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan, dịch vụ kỹ thuật về khoan và giếng khoan, dịch vụ cung ứng nhân lực trong lĩnh vực khoan và giếng khoan dầu khí (ngoài khơi lẫn trên đất liền). Với lịch sử hơn 21 năm xây dựng và phát triển, PV Drilling đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những Tổng công ty hàng đầu trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một nhà thầu khoan và cung cấp dịch vụ giếng khoan uy tín trên thị trường trong nước và khu vực. PV Drilling luôn kiên định với chiến lược phát triển dịch vụ khoan tại những vùng biển sâu hơn và hướng tới các thị trường nước ngoài nhằm phục vụ hoạt động tìm kiếm, khai thác nguồn năng lượng dầu khí cho Việt Nam và thế giới.

TỔNG QUAN

Các công ty trong ngành dầu khí Việt Nam tham gia vào tất cả các khâu từ thượng nguồn (khai thác, thăm dò) đến hạ nguồn (chế biến, phân phối). Dầu thô và khí ẩm là nguyên liệu thô được khai thác ngoài khơi đưa về chế biến trong đất liền và đưa đi phân phối đến khách hàng.

Mô hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành Dầu khí gắn liền nhau, tạo nên chuỗi giá trị hoàn chỉnh của cả ngành. Dầu thô sau chế biến tạo nên xăng, dầu thành phẩm được đưa đi phân phối. Các doanh nghiệp vừa chuyên môn hóa hoạt động vừa bổ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp khác trong ngành, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của ngành Dầu khí Việt Nam. Trong đó, khâu khai thác là công đoạn đầu tiên trong chuỗi giá trị ngành dầu khí và đóng vai trò quan trọng nhất. Hoạt động thăm dò, khai thác sôi nổi gia tăng khối lượng công việc cho các công ty cung cấp dịch vụ, vận chuyển và đảm bảo nguồn nguyên liệu dầu thô, khí ẩm cho các công ty chế biến và phân phối.

1, Đặc điểm ngành dầu khí

Cạnh tranh thấp bởi rào cản gia nhập ngành cao

Là ngành nghề kinh doanh đặc thù liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, ngành dầu khí chịu sự quản lý trực tiếp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và sự giám sát của Bộ Công Thương. PVN thành lập các công ty con và công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và tổ chức hoạt động theo hình thức công ty mẹ – con, giám sát và quản lý hoạt động các doanh nghiệp từ khâu khai thác đến chế biến và phân phối sản phẩm. Ngành Dầu khí có rào cản gia nhập cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và phải được Nhà nước chấp thuận hoạt động, trong đó, rào cản chính sách là nguyên nhân chính hạn chế các doanh nghiệp muốn thâm nhập ngành Dầu khí Việt Nam, nhiều doanh nghiệp gần như độc quyền trong lĩnh vực hoạt động đem lại lợi thế lớn.

Ảnh hưởng trực tiếp bởi biến động giá dầu thô

Hoạt động kinh doanh toàn ngành Dầu khí gắn liền với dầu thô và các sản phẩm chế biến từ dầu thô, do đó, biến động giá dầu thô tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành. Mối tương quan giữa giá dầu thô và hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp dầu khí là cùng chiều. Giá dầu thô tăng sẽ có tác động tích cực và ngược lại.

Biến động giá dầu thô dựa vào mối quan hệ cung-cầu, tuy nhiên, sẽ có ý chí chủ quan ở trong này. Cụ thể, trên thế giới có một số quốc gia khai thác trữ lượng dầu lớn, chiếm phần lớn nguồn cung trên thế giới – gọi là Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu thô (OPEC+). Đây là khối có khả năng tác động đến giá dầu rất lớn, nếu muốn tăng giá dầu thô, OPEC+ sẽ thống nhất cắt giảm sản lượng dầu thô khai thác, thắt chặt nguồn cung – đang xảy ra trong giai đoạn gần đây. Sự đảo chiều ngoạn mục của giá dầu thô từ mốc 20 USD/thùng vào tháng 4/2020 lên gần xấp xỉ 70 USD/thùng vào tháng 4/2021 chủ yếu đến từ cam kết cắt giảm sản lượng dầu thô khai thác của các quốc gia trong khối OPEC+.

2, Kỳ vọng Luật dầu khí sửa đổi:

  • Việc Luật Dầu Khí (sửa đổi) thông qua được đánh giá tích cực trong bối cảnh sản lượng khai thác ở các mỏ hiện hữu đang suy giảm 5-8%/năm do ảnh hưởng của thời gian khai thác (như Bạch Hổ, cụm mỏ Sư Tử, Tê Giác Trắng, Lan Tây…)., trong khi đó gia tăng trữ lượng trung bình giai đoạn này chỉ khoảng 12,6 triệu tấn/năm (tương đương 55% sản lượng đang khai thác). Cụ thể, quá trình phê duyệt và triển khai các dự án lớn được kỳ vọng sẽ rút ngắn lại đáng kể, cùng với việc tăng thêm cơ chế hỗ trợ nhằm thu hút dòng vốn đầu tư vào các dự án thượng nguồn. Gần đây, dự án lô B Ô Môn (tổng vốn đầu tư dự kiến 6,7 tỷ USD cho phần thượng nguồn) đã phát đi nhiều tín hiệu tích cực và hiệu ứng lan tỏa tới các doanh nghiệp trung nguồn thông qua hoạt động truyền dẫn và phân phối trong trung hạn.

Đáng chú ý, việc giá dầu tiếp tục duy trì ở mức cao sẽ nâng cao hiệu suất tiềm năng trong việc đầu tư ở phân khúc thượng nguồn. Theo Energy Intelligence, trong năm 2023, nguồn vốn đầu tư lĩnh vực thượng nguồn toàn cầu sẽ đạt 485 tỷ USD(+12% SV CK và phục hồi gần 30% từ mức đáy năm 2020). Do đó, bên cạnh phát triển thị trường trong nước thì các doanh nghiệp như PVS, PVD có thể tận dụng tốt được nhu cầu gia tăng ở bên ngoài lãnh thổ, qua đó đảm bảo được kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng.

  • Trong năm 2023, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thượng nguồn sẽ chịu tác động chính từ sự biến động giá dầu thế giới (hơn là khối lượng công việc) trong bối cảnh rủi ro địa chính trị vẫn còn leo thang. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các thông tin liên quan đến tiến độ triển khai dự án lô B Ô Môn và mỏ Cá Voi Xanh sẽ tác động tích cực đến thị giá cổ phiếu của nhóm ngành dầu khí.

3, Triển vọng ngày Dầu khí

+  Ngày 22/2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký thỏa thuận khung hợp đồng bán khí cho dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với liên danh giữa Marubeni Corporation và Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng, dự kiến Tháng 6/2023 sẽ là mốc ra quyết định đầu tư cuối cùng (FID) của dự án. Với nguồn vốn cho dự án Lô B – Ô Môn là 10 tỷ USD, riêng khâu khai thác chiếm hơn 5 tỷ USD, thì khi quyết định FID được phê duyệt, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khoan, kho nổi, hỗ trợ khai thác dầu khí, tức doanh nghiệp nằm ở phân khúc thượng nguồn sẽ là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp nhờ khối lượng công việc rất lớn.

+  Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ khoảng 1,35 tỷ m3 khí/năm. Sẽ sản xuất bình quân khoảng 6.300 GWh mỗi năm, góp phần tăng cường năng lực cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia. Bên cạnh đó, nhà máy còn giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động.

+  Dự án Lô B – Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng cho nhiều doanh nghiệp dầu khí. Trong giai đoạn đầu, hoạt động khoan thăm dò, thi công xây lắp giàn tạo khối lượng công việc lớn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khâu thượng nguồn như PVD, PVS.

II, CẬP NHẬT CỔ PHIẾU PVD

1, Giai đoạn khó khăn nhất đã qua

+  Sau nhiều năm, cả 6 giàn khoan PVD đều hoạt động trở lại với hiệu suất hoạt động cao 98% và tuyệt đối an toàn.

+  Theo EIA, nhu cầu dầu thế giới năm 2023 có thể tăng cao, giá dầu Brent dự báo đạt 92,36 USD/thùng vào năm 2023 nên các công ty dầu khí trên thế giới sẽ đầu tư mạnh cho lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khoan phát triển để chuẩn bị đón đầu chu kỳ tăng trưởng nhu cầu năng lượng sắp tới.

+  PVD dự kiến nhu cầu giàn khoan tự nâng tại thị trường Việt Nam trong năm 2023 sẽ vào khoảng 7-8 giàn khoan và trong năm 2024 sẽ tăng lên 9 giàn. Với tổng quan dự báo nhu cầu giàn khoan tại Việt Nam cũng như trong khu vực, thị trường khoan sẽ trở nên sôi động với nhiều cơ hội cho các nhà thầu khoan dầu khí tìm kiếm hợp đồng và cải thiện đơn giá thuê giàn trong thời gian tới.

+  Bên cạnh đó, các giàn khoan mà PV Drilling đang sở hữu hiện đã thu xếp được việc làm liên tục đến hết năm 2023 với đơn giá dịch vụ tăng khoảng 30-40% so với năm 2022 đối với các hợp đồng mới ký. Đây chính là cơ sở để PV Drilling có sự tự tin đối với kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 và lạc quan hơn với triển vọng phát triển trong những năm tiếp theo.

2, Tài liệu họp Đại hội cổ đông năm 2023:

PVD công bố kế hoạch doanh thu năm 2023 là 5,4 nghìn tỷ đồng và LNST là 100 tỷ đồng so với khoản lỗ ròng 103 tỷ đồng trong năm 2022.

Nguyên nhân chính giúp thị trường khoan phục hồi là do nhu cầu đối với giàn khoan Jack-up từ Trung Đông cao hơn, theo đó, các giàn khoan stacked trước đó ở Đông Nam Á được chuyển đến Trung Đông cho các chiến dịch khoan vào năm 2023-2024, trong khi nguồn cung khan hiếm do lượng giàn đặt đóng mới thấp, như chúng tôi cũng đã cập nhật trong các báo cáo trước đây về PVD. Hiện tại, giá thuê giàn jack-up cho các hợp đồng mới dao động trong khoảng 100-125 nghìn USD/ngày ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, theo ban lãnh đạo, nhiều hợp đồng đã được ký trong năm 2022 với mức giá thuê thấp hơn. Do đó, giá thuê trung bình trong năm 2023 có thể thấp hơn mức giá thị trường hiện tại và ở PVD cũng như vậy. Tuy nhiên, so với năm 2022, giá cho thuê của PVD trong năm 2023 cao hơn 20% svck, tương đương 75 nghìn USD/ngày (gần với mức giả định hiện tại của chúng tôi). Một điểm tích cực khác là công suất hoạt động cao hơn và thời hạn hợp đồng dài hơn, cùng với một số hợp đồng được ký với thời hạn dài tới 1-2 năm.

Ban lãnh đạo kỳ vọng năm 2023 sẽ là năm bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới của PVD sau giai đoạn khó khăn vừa qua. Ban lãnh đạo cho rằng giá dầu thô sẽ duy trì ở mức cao trong giai đoạn 2023-2025, điều này hỗ trợ hoạt động thăm dò & khai thác trên toàn cầu. Ngoài ra, giá dầu thô cao sẽ hỗ trợ thực hiện các chiến dịch khoan dài hạn cho các mỏ dầu thô và mỏ khí tại Việt Nam như Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2B và Lô B. Bên cạnh nhu cầu khoan phục hồi, ban lãnh đạo kỳ vọng thị trường khoan toàn cầu sẽ tiếp tục thắt chặt do số lượng giàn hạn chế. Cụ thể, PVD kỳ vọng giá cho thuê giàn khoan tại Đông Nam Á sẽ đạt 120.000-140.000 USD vào cuối năm 2023.

Kế hoạch năm 2023:

Nhận định năm 2023 sẽ là năm bận rộn và tươi sáng hơn, PV Drilling đề ra kế hoạch tổng doanh thu đạt 5.400 tỷ đồng (-0,6% svck) & LNST dự kiến đạt 100 tỷ đồng dựa trên cơ sở hiệu suất sử dụng giàn JU khoảng 3,9 giàn, đơn giá giàn tự nâng bình quân khoảng 75.000 USD/ngày, giàn đất liền hoạt động đến tháng 9/2023 và không có giàn khoan thuê.

KẾT QUẢ KINH DOANH

 KQKD Q1/2023:

– KQKD Quý 1/2023 doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ tuy nhiên lại giảm so với Quý 4/2022, điểm tích cực là lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ lỗ, và tăng gấp đôi so với Quý 4/2022.

– Đáng chú ý là biên lợi nhuận gộp đã có dấu hiệu tăng dần trong 2 Quý liên tục gần nhất là 17,9% và tăng lên 19.4% trong Quý 1/2023. Phản ánh tích cực từ việc giá thuê giàn khoan tăng mạnh trong thời gian vừa quá vào KQKD.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *